Kính chào Quý Khách Hàng!
Ép cừ larsen là dịch vụ hàng đầu tại CTCP Xử Lý Nền Móng Việt Nam. Với kinh nghiệm làm việc trên 10 năm trong lĩnh vực xử lý nền móng, là một trong những doanh nghiệp TOP đầu khu vực Miền Bắc. VNTF luôn làm việc với Uy Tín và Trách Nhiệm cao nhất trên mọi công trình.
Quy trình và biện pháp thi công ép cừ larsen của VNTF luôn đảm bảo chất lượng cao nhất, đúng tiến độ thi công và tiết kiệm chi phí cho nhà thầu.
Hiện VNTF tiến hành thi công ép cừ larsen với hai biện pháp : biện pháp búa rung và biện pháp máy ép tĩnh.
1.1 Biện pháp thi công máy ép tĩnh:
– Thời gian làm việc: 6h – 23h
– Đặc tính kỹ thuật:
+ Chỉ cần lực tương đối nhỏ để thực hiện công việc, không gây ô nhiễm, tiếng ồn.
+ Máy đơn, cấu tạo máy gọn nhẹ, vận chuyển không cần tháo lắp.
+ Thích hợp nhất cho các công trình hạn chế về không gian và điều kiện làm việc khó khăn như trong các thành phố, sông nhỏ, khu đông dân cư.
(Hình ảnh: Thi công cừ larsen biện pháp ép tĩnh)
Thi công máy ép tĩnh là biện pháp tiêu biểu, hiệu quả tháo gỡ những khó khăn thường gặp trong công tác thi công ép nhổ Cừ Larsen và các dạng cọc cừ trong xử lý nền móng.
1.2 Quy trình thi công cừ larsen bằng máy ép tĩnh:
Chuẩn bị
- Lắp đặt nguồn điện 380V – 125KW
- Tập kết máy ép, cẩu và vật liệu ép cừ larsen về vị trí thi công.
Thiết bị thi công bao gồm :
+ Cẩu lốp chuyên dụng :
* Nhãn hiệu: Kato 25 tấn
* Sức Nâng: 25 tấn.
* Nước sản xuất: Nhật bản
+ Máy ép cừ larsen tĩnh
* Nhãn hiệu: GIKEN KGK 130 – C4 Silent Pile.Giken 70 và Giken 80
* Lực ép đầu cọc: 70 tấn 130 tấn* Nước sản xuất: Nhật Bản
Thi công ép – nhổ cừ larsen
- Sử dụng máy ép thủy lực trong thi công cùng bản vẽ biện pháp thi công.
- Độ thẳng đứng của cây cừ larsen có sai số trong khoảng từ 0-1% và đầu cừ nghiêng ra phía ngoài công trình.
Bước 1: Máy ép thanh cọc cừ đầu tiên đến chiều sâu quy định.
Bước 2: Máy ép thanh cọc cừ thứ 2 và xác định mức chịu tải của cọc.
Bước 3: Nâng thân máy lên và dừng lại ở ở vị trí cái kẹp cọc thấp hơn đầu cọc.
Bước 4: Sau khi ổn định nâng máy ép cọc cừ lên.
Bước 5: Đẩy bàn kẹp cọc đầu búa về phía trớc xoay bàn kẹp từ phải sang trái.
Bước 6: Điều chỉnh đầu búa vào cọc cừ để đưa cọc xuống từ từ.
(Hình ảnh: Thi công cừ larsen – máy ép tĩnh)
- Trong trường hợp rút cọc:
+ Khi rút cọc làm phần ép , khi đó vị trí đứng cẩu để phục vụ rút bên thi công sẽ kết hợp cùng chủ đầu tư bàn bạc, nếu không thể đứng được ở phần đường nội bộ và đường vành đai 2 chủ đầu tư phải cho phép bên thi công cho cần trục xuống sàn tầng hầm để phục vụ công tác rút cọc.
+ Đơn vị thi công chúng tôi đề xuất: Để có thể rút cừ được thuận lợi đề nghị bên Chủ đầu tư sẽ đào, thi công phần tường hầm sẽ tiến hành rút cọc rồi mới thi cụng tiếp phần sàn đáy tầng hầm (để tránh trường hợp cần trục phải di chuyển vào sàn tầng hầm gãy hỏng sàn).
2.1 Biện pháp thi công búa rung
– Thời gian làm việc: 7h – 19h
– Đặc tính kỹ thuật:
+ Tạo ra lực rung truyền xuống đầu cọc hoặc lực xung kích (tận dụng phần rung động tạo ra lực đập tập trung truyền qua đế va đập lên đầu búa).
+ Búa rung liên tục truyền lên cọc dao động có tần số, biên độ và hướng nhất định, làm giảm đáng kể ma sát giữa đất và cọc.
+ Thời gian làm việc nhanh, chính xác.
+ Tiếng ồn thấp.
(Hình ảnh: thi công nền móng biện pháp búa rung)
Thi công cừ larsen bằng búa rung là biện pháp thi công nhanh chóng, chính xác, phù hợp với các công trình không quá hạn chế về không gian.
2.2 Quy trình thi công cừ larsen bằng búa rung
Chuẩn bị
- Tập kết máy ép, cẩu và vật liệu cừ Larsen về vị trí thi công.
Thiết bị thi công bao gồm:
+ Cần trục bánh xích KH100:
* Nhóm hiệu: HITACHI KH 100
* Sức Nâng: 30 tấn.
* Nước sản xuất: Nhật Bản
+ Cần trục bánh xích DH350:
* Nhón hiệu: DH350
* Sức Nâng: 35 tấn.
* Nước sản xuất: Nhật Bản
+ Búa rung điện: TOMEN
* Công suất 75KW-90KW.
* Nước sản xuất: Nhật Bản.
+ Búa rung điện: NI 50K
* Công suất 50KW
* Nước sản xuất: Nhật Bản.
+ Bỳa rung thủy lực PALSONIC – DRIVER
* Công suất: 17 tấn
* Nước sản xuất: Nhật Bản.
+ Máy phát điện: HINO
* Cụng suất: 300KVA
* Nước sản xuất: Nhật bản
+ Máy phát điện: MISUBISHI
* Công suất: 300KVA,
* Nước sản xuất: Nhật bản
(Hình ảnh: thi công búa rung – ép cừ larsen)
Thi công ép – nhổ cừ larsen
- Sử dụng 01 bộ rung cọc cừ larsen ( Có thông số trên ) để thi công cùng bản vẽ biện pháp thi công và phần cẩu phục vụ ép cừ di chuyển trên đường tạm.
- Quy trình thi công cọc cừ larsen bằng búa rung:
Bước 1: Tập kết cọc thiết bị: Cần trục, búa rung, máy phát về vị trí thi công.
Bước 2: Dùng móc cẩu phụ của cần trục đưa cọc vào vị trí thi công
Bước 3: Dùng móc cẩu chính của cần trục cẩu búa rung và mở kẹp búa đưa vào vị trí đầu cọc để kẹp cọc.
Bước 4: Nhấc cọc đặt vào vị trí cần đóng
Bước 5: Dùng quả rọi để căn chỉnh cho cọc thẳng đứng theo 2 phương
Bước 6: Rung cọc: Dùng cẩu giữ cho cọc xuống từ từ đến chiều sâu thiết kế
Bước 7: Rung xong cọc thứ nhất chuyển sang lấy cọc thứ 2 vào thao tác như cọc số 1.
Bước 8: Dùng sơn đánh dấu số thứ tự của cọc đã thi công.