Đặc Điểm Của Móng Ép Cọc Bê Tông

CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ NỀN MÓNG VIỆT NAM - 0968159159-0972159159- 0829159159

Đặc Điểm Của Móng Ép Cọc Bê Tông
Ngày đăng: 26/11/2022 11:22 PM

    Móng nhà có cần ép cọc bê tông?

    Trong sự gia tăng dân số mạnh mẽ như hiện nay thì việc đáp xây dựng các khu nhà cao tầng, khu trung cư là hết sức cần thiết. Tuy nhiên để đảm bảo công trình xây xong không bị sụt lún, không gây ảnh hưởng thì cần phải xây dựng móng vững chắc.

    Muốn có móng chắc cần ép cọc bê tông cho móng. Tuy nhiên lý giải kỹ hơn vấn đề này chúng ta hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

     Vì sao cần ép cọc bê tông cho móng?

    Như chúng ta đã biết rất nhiều công trình xây dựng do quá trình thi công móng không đảm bảo, không đúng quy trình nên thường xảy ra sụt lún, thậm chí đổ sập ngay khi sử dụng trong thời gian ngắn. Tại sao lại có hiện tượng này? Để giúp các bạn tránh được rủi ro trong thi công chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua về cọc bê tông để từ đó xây dựng công trình được đảm bảo.

    Ép cọc bê tông giúp cho công trình xây dựng vững chắc

    Nhiệm vụ của móng cọc là truyền tải trọng từ công trình xuống các lớp đất dưới và xung quanh nó. Móng cọc là một trong những loại móng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

    Móng cọc được sử dụng từ khi nào?

    Móng cọc đã được sử dụng rất sớm từ khoảng 1200 trước, những người dân của thời kỳ đồ đá mới của Thụy Sỹ đã biết sử dụng các cọc gỗ cắm xuống các hồ nông để xây dựng nhà trên các hồ cạn (Sower, 1979). Cũng trong thời kỳ này, người ta đóng các cọc gỗ xuống các vùng đầm lầy để chống quân xâm lược, người ta đóng các cọc gỗ để làm tường chắn đất, dùng thân cây, cành cây để làm móng nhà…

    Ngày nay, cùng với tiến bộ về khoa học kỹ thuật nói chung móng cọc ngày càng được cải tiến, hoàn thiện, đa dạng về chủng loại cũng như phương pháp thi công, phù hợp với yêu cầu cho từng loại công trình. Sự phát triển của kỹ thuật làm cọc đã sản sinh không ngừng các kiểu cọc mới, điều đó đã mở ra cho việc thiết kế móng cọc nhà đặc biệt là cao tầng một địa bàn rộng rãi, khiến cho người thiết kế có thể lựa chọn được những loại cọc có tính năng kỹ thuật tốt hơn, lợi ích kinh tế cao hơn.

    Các bộ phận chính của móng cọc

    Móng cọc gồm hai bộ phận chính là cọc và đài cọc. Trong đó:

    Cọc bê tông cốt thép là loại cọc đúc sẵn đưa xuống lòng đất để chịu lực đứng hay lực ngang.

    Cọc của móng có đặc điểm gì?

    Cọc của móng là phần được đóng hay thi công tại chỗ vào lòng đất, đá, để truyền tải trọng công trình xuống các tầng đất, đá, sâu hơn nhằm cho công trình bên trên đạt các yêu cầu của trạng thái giới hạn quy định(TCXD 205:1998). Cọc bê tông cốt thép là loại cọc đúc sẵn đưa xuống lòng đất để chịu lực đứng hay lực ngang.

    Đài cọc của móng

    Đài cọc là kết cấu dùng để liên kết các cọc lại với nhau và phân bố tải trọng của công trình lên các cọc. Nội lực ở cọc do tải trọng kết cấu phần trên truyền xuống qua hệ đài bản chất sinh ra do chuyển vị tại điểm liên kết cọc với hệ đài. Có thể phân ra làm đài tuyệt đối cứng và đài mềm trong tính toán thiết kế hệ cọc.

    Coi đài móng cứng tuyệt đối khi chiều cao đài phải rất lớn (phá hoại cắt trước phá hoại uốn). Dưới tác dụng của tải trọng thì chuyển vị tại các điểm trên mặt cắt ngàm cọc là tuyến tính (hay là mặt cắt ngàm cọc trước phẳng sau vẫn phẳng) do đó thông thường cọc ở vị trí biên sẽ có nội lực lớn nhất.

    Lực truyền xuống cọc trong trường hợp đài cọc mềm sẽ đi theo đường ngắn nhất nghĩa là các cọc ngay đưới lõi vách, phản lực lớn hơn rất nhiều so với cọc biên ( so với cách tính thông thường), đặc biệt đứng cho các tổ hợp có momen lớn. Trong khi đó ở trường hợp đài cọc tuyệt đối cứng các cọc biên sẽ chịu lực lớn nhất.

    Với những thông tin trên, những băn khoăn của bạn về vấn đề: Móng nhà có cần ép cọc bê tông đã được giải đáp trọn vẹn. Mọi thông tin về dịch vụ ép cọc bê tông, khách hàng có thể liên hệ theo hotline 24/7: …. của VNTF để được tư vấn miễn phí và kỹ lưỡng. Chúc bạn thành công!