Cấu Tạo Của Móng Cọc Trong Xử Lý Nền Móng

CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ NỀN MÓNG VIỆT NAM - 0968159159-0972159159- 0829159159

Cấu Tạo Của Móng Cọc Trong Xử Lý Nền Móng
Ngày đăng: 26/11/2022 10:05 PM

    Trong Thi Công Xử Lý Nền Móng, Móng Mọc Được Sử Dụng Để Chịu Tải Cho Công Trình Phái Bên Trên Và Tạo Độ Vững Chắc Cho Nền Móng. Cấu Tạo Của Móng Cọc Bao Gồm Phần Cọc Và Đài Cọc. Trong Đó, Bộ Phận Cọc Với Loại Cọc Bê Tông Cốt Thép Thường Được Ứng Dụng Rộng Rãi Nhất.

    Đặc Điểm Của Cọc.

    Cọc là bộ phận có độ dài lớn với tiết diện ngang rộng.Cọc là bộ phận dược đóng vào lòng đất để truyền tải trọng công trình xuống sâu hơn nhằm tạo sự kiên cố cho công trình. Trong đó, loại cọc bê tông cốt thép đúc sẵn có khả năng chịu tải lớn, chất lượng đảm bảo và có thể chịu lực đứng hoặc lực ngang đều tốt.

    Cọc bê tông có cấu tao bao gồm đoạn cọc mũi thường có đầu nhọn, đoạn nối có hai đầu giống nhau và phần móc cẩu có tác dụng tron việc di chuyển và thi công đóng cọc bê tông.

    Đài Cọc.

    Đài cọc là bộ phận sử dụng để liên kết các cọc lại và có tác dụng phân bổ lực giúp đảm bảo cân bằng lực cho toàn bộ bề mặt và toàn bộ diện tích phần nền móng. Đài cọc thường phân ra thành đài cứng và đài mềm.
    Kích thước cơ bản của đài:
    – Khoảng cách từ trung tâm của cột biên tới mép của đài không nên nhỏ hơn đường kính của cột, đường kính hoặc chiều dài cạnh bình quân của cọc, khoảng cách tính từ cọc tới mép đài không nên nhỏ hơn 150mm
    – Bề rộng bản đáy của đài cọc hai hàng hoặc đài cọc một hàng không nên nhỏ hơn 2 lần đường kính hoặc chiều dài cạnh cọc, cũng không nên nhỏ hơn 600mm, khoảng cách tính từ mép cọc tới mép đài không nên nhỏ hơn 150mm.
    – Độ dày của đài móng cọc phải căn cứ vào yêu cầu của kết cấu bên trên để xác định, và độ
    dày này tính từ mặt lớp đệm lên không được nhỏ hơn 300mm, khi đài hình côn, độ dày của
    mép đài cũng không được nhỏ hơn 300mm.


     

    Khi thiết kế và lựa chọn móng cọc trong thi công xử lý nền móng cần quan tâm đến yếu tốc lực và địa hình để đảm bảo chất lượng công trình.